Cách làm chuồng lợn đẻ, lợn thịt, lợn con khoa học tiết kiệm

images1865136_DSC00012

Những lưu ý khi làm chuồng lợn để quản lý và chăm sóc tốt cho đàn lợn, tiết kiệm được nhân lực chăm sóc, phòng chống sự mất mát, hao hụt và tăng năng suất vật nuôi mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người chăn nuôi.

Những lưu ý và quy định chung khi làm chuồng nuôi lợn

*Vị trí xây chuồng trại

Bà con nên lựa chọn hướng Nam hoặc Đông Nam để tráng gió Đông Bắc thổi trực tiếp vào chuồng, nên đảm bảo chuồng trại lúc nào cũng được khô ráo, thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông. Nên chọn những nơi cao ráo, dễ thoát nước và dễ làm vệ sinh để xay chuồng, tốt nhất là chuồng nuôi lợn nên được ngăn cách với bên ngoài. Kiểm soát được người ra vào thường ngày, không nên làm chuồng nuôi lợn chung với những vật nuôi khác để phòng chống lây nhiễm bệnh.

Nếu làm chuồng trại ở gần nhà ở thì nên làm ở cuối hướng gió, để đảm bảo cho sức khỏe của mọi người và môi trường xung quanh.

*Nền chuồng

Bà con nên làm nền chuồng cao hơn mặt đất từ 30 – 45cm để tránh ngập úng và ẩm ướt. Nền chuồng nên có độ dốc từ 2 – 3% về hướng thoát nước. Nền sàn cần đầm kỹ, lát nền bằng xi măng cát để tạo độ nhám chống trơn trượt cho lợn, mặt nền bằng phẳng và không đọng nước. Nếu bà con nuôi lợn trên sàn sắt hoặc bê tông thì cần phải đảm bảo độ chắc chắn và dễ vệ sinh.

*Các kiểu chuồng nuôi lợn

-Chuồng chăn nuôi heo thịt

Khi nuôi lợn thịt để đảm bảo mang lại hiệu quả kinh tế cao, ngoài việc chọn giống tốt bà con cần chú ý đến việc xây chuồng trại cho hợp lý để đảm bảo lợn nhanh lớn. Chuồng trại chăn nuôi heo thịt cần đảm bảo vệ độ thông thoáng, có cường độ ánh sáng và diện tích phù hợp với từng độ tuổi phát triển của heo thịt. Chuồng chăn nuôi heo thịt nên làm ở nơi cao ráo, không có nước ứ đọng hoặc nước thải chạy qua, thuận tiện cho việc cung cấp điện nước và mạch nước ngầm. Và chuồng trại thuận tiện giao thông cho việc mua bán sản phẩm.Tùy thuộc vào số lượng đầu heo và diện tích đất đai mà bà con thiết kế kiểu chuồng 1 dãy hoặc 2 dãy.

+ Kiểu chuồng 1 dãy

Đối với kiểu chuồng này, kích thước lần lượt như sau: độ cao tới đỉnh nóc 3m, mái trước cao 2.2m, mái sau 2m và chiều ngang dao động từ 2.8 – 3m. Kiểu chuồng này thường được làm bằng những vật liệu rẻ tiền như tre, gỗ,… Kiểu chuồng này có 1 hiên phía trước, thoáng mát, dễ dàng vệ sinh và dễ thoát nước và không lây lan bệnh.

+ Kiểu chuồng 2 dãy

Chuồng có độ cao từ nền lên tới nóc dao động từ 4 – 4.5m. Gồm 2 mái cách nhau từ 30 – 40cm để tạo độ thông thoáng cho chuồng trại. Từ nền đến mái có độ cao từ 2.5 – 2.8m. Chiều ngang của chuồng là 6.8 – 7m. Ở giữa 2 dẫy chuồng có lõng đi, rộng 1.2m.

Kiểu chuồng 2 dãy được xây cố định và chắc chắc hơn kiểu chuồng 1 dãy. Ưu điểm của kiểu chuồng là 2 dãy là dễ dàng khi cho heo ăn, giảm bớt công đi lại, hao không bị xáo trộn khi đóng cửa 2 bên. Nhưng lại có nhược điểm vì chăn nuôi số lượng nhiều mà heo dễ lây lan bệnh dịch.

Đối với tất cả các kiểu chuồng nuôi lợn thịt thì không nên xây tường kín, phần còn lại được quây bằng những loại lưới khác nhau. Phía ngoài có bạt che chắn khi có gió lạnh. Ô chuồng có thành làm bằng gạch hoặc những tấm đan bằng thép, có chiều cao 80cm.

-Chuồng nuôi lợn nái

Những lưu ý khi làm chuồng nuôi lợn nái phải đảm bảo độ thoáng mát, thuận tiện cho việc chăm sóc lại đảm bảo cho sự phát triển và sinh sản của lợn nái. Chuồng trại là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thích nghi, khỏe mạnh của heo, chuồng trại thoáng mát và có thiết kế hợp lý sẽ hỗ trợ tốt cho quá trình sinh sản của heo.+ Vị trí chuồng trại

Bà con nên chọn vị trí xây chuồng trại xa với khu vực người ở, hạn chế cho người vào khu heo ở. Càng xa với khu vực nuôi những vật nuôi khác sẽ càng tốt, để tránh lây lan dịch bệnh. Hướng để xay chuồng phù hợp nhất là hướng Đông Nam hoặc hướng Nam, để đón anh nắng sáng sớm để heo sưởi nắng giúp tổng hợp và chuyển hóa vitamin D giúp heo chắc xương.

+ Nền chuồng

Nền chuồng cần xây chắc chắn, có độ dốc 3% về hướng thoát nước để giữ chuồng luôn khô ráo, nền chuồng cao từ 35 – 40cm. Khi lát nền chuồng bà con cần chú ý đến độ nhám để chống trơn trượt cho heo.

Nền làm bằng bê tông sẽ rất chắc chắn, bà con nên để độ dày của nền khoảng 5cm, độ dày của nền quyết định đến độ bền của chuồng.

Nền chuồng nhựa thường được sử dụng tại những trang trại chuyên nghiệp. Ưu điểm của nền nhựa là sạch sẽ, khô ráo,…nhưng chi phí khá cao.

+ Mái chuồng heo nái

Mái chuồng cần có chiều cao hợp lý để tránh mưa nắng hắt vào chuồng. Mái tôn có độ bền cao, nhẹ nhưng lại nóng khi đến mùa hè, lợp mái lá sẽ rất thoáng nhưng lại nhanh hỏng. Bà con có thể tham khảo thêm các kiểu mái khác như kiểu mái một, mái lỡ và kiểu 2 mái đơn.

Trên đây là một số cách làm chuồng heo thịt, heo nái để bà con có thể tham khảo. Chúc bà con chăn nuôi thành công !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Main Menu