Công thức phối trộn thức ăn cho heo | Chăn nuôi giỏi

vo-beo-heo-2

Thời gian vừa qua, giá heo giảm mạnh, trong khi đó giá thức ăn chăn nuôi vẫn ở giá cao khiến nhiều hộ chăn nuôi thua lỗ. Trước tình đó, các hộ chăn nuôi đã tìm hiểu và tự sản xuất thức ăn cho heo tại nhà. Nhằm giảm bớt chi phí đầu vào, để có thể tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, bà con lại chưa có nhiều kinh nghiệm để phối trộn nguyên liệu, qua bài viết này tôi xin gửi tới bà con cách phối trộn thức ăn cho vật nuôi hiệu quả.

Để đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho heo, bà con cần chú ý đến nhóm chất dinh dưỡng có trong thức ăn, nhằm đảm bảo cho heo phát triển nhanh và tăng trọng đều. các nhóm chất dinh dưỡng chủ yếu là bột đường, chất xơ, vitamin, chất béo, chất đạm và muối khoáng.
Sau khi chọn được nguyên liệu phù hợp, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, bà con nên trộn theo tỷ lệ phù hợp, để đảm bảo không thừa không thiếu chất dinh dưỡng nào. Trộn theo tỷ lệ phù hợp sẽ giúp cho heo nhanh lớn, phát triển khỏa mạnh, tỷ lệ nạc cao và tăng giá trị dinh dưỡng trong thịt heo. Ở từng giai đoạn phát triển khác nhau, bà con nên phối trộn thức ăn cho hợp lý với độ tuổi của heo.
Bà con tận dụng được các nguyên liệu phụ phẩm trong nông sản có sẵn tại gia đình, kết hợp được mô hình chăn nuôi với trông trọt, phù hợp với những hộ chăn nuôi vừa và nhỏ. Giúp bà con tận dụng được nguồn nguyên liệu có sẵn mà chi phí rẻ tại địa phương, biết được nguồn gốc của thức ăn để đảm bảo tiêu chuẩn và giá trị dinh dưỡng. Khối lượng thức ăn và tỷ lệ dinh dưỡng dễ dàng thay đổi để phù hợp với độ tuổi của heo, nhờ đó bà con có thể kiểm soát được mức độ tăng trưởng của heo.

Bà con cần chuẩn bị trước đầy đủ các nguyên liệu cần trộn, đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cung cấp cho vật nuôi. Không nên sử dụng thức ăn đã bị ẩm mốc, biến màu và đặc biệt thức ăn đã bị giảm chất dinh dưỡng.

Các chất dinh dưỡng chứa trong nguyên liệu thức ăn

-Chất bột đường có chứa nhiều nhất trong tinh bột như cám ngô, cám gạo, cám sắn, khoai,…

-Chất đạm có chứa trong bột cá, tôm, đạm thực vật gồm khô lạc, đậu nành,…

-Chất béo có trong các nguyên liệu như đỗ đậu, bánh dầu thực vật, bã lạc,…

-Chất xơ và vitamin có trong các loại rau xanh, ngoài ra trong tinh bột cũng chưa nhiều chất xơ và vitamin.

Cách chế biến và phối trộn nguyên liệu

Nguyên liệu cần được nghiền nhỏ và băm nhỏ trước khi trộn đều với nhau. Thức ăn dạng tinh bột cần được phơi khô rồi đem nghiền nhỏ, các loại rau xanh thì bà con cho để dạng tươi và thái nhỏ trước khi trộn thành thức ăn hỗn hợp. Sau khi chia khối lượng và tỷ lệ dinh dưỡng phù hợp bà con tiến hành trộn các nguyên liệu với nhau. Để có thể trộn đều được nguyên liệu thì bà con có thể sử dụng máy móc để tiết kiệm thời gian, giảm sức lao động.

Thành phần dinh dưỡng và tỷ lệ nguyên liệu cho từng giai đoạn phát triển

-Giai đoạn tách sữa đến 30kg: Nguyên liệu chủ yếu cho gia đoạn này gồm cám gạo 43%, tấm 20%, bột cá 8%, bột xương 1%, khô dầu dậu tượng 10%. Giá trị dinh dưỡng hỗn hợp gồm 3100 Kcal và chất đạm khoảng 15%.

-Giai đoạn từ 30 – 60kg: Nguyên liệu trong giai đoạn này gồm cám gạo 42%, bỗng rượu 40%, bột cá 6%, bột xương 2%, khô dầu đậu tương 6%. Hỗn hợp gồm 3000 Kacl và chất đạm 15%.

-Giai đoạn từ 60kg đến lúc xuất chuồng: giai đoạn này bà con trộn tỷ lệ thức ăn như sau cám gạo 40%, bỗng rượu 46%, bột xương 1% và khô dầu đậu tương 7%. Tổng giá trị dinh dưỡng gồm 2900 Kcal và chất đạm 13%.

Trên đây là công thức trộn thức ăn giúp bà con chăn nuôi tiết kiệm được nhiều chi phí, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Công thức này được nhiều bà con chăn nuôi áp dụng tại gia đình và trang trại. Chúc bà con chăn nuôi thành công !

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Gọi ngay

Main Menu